Trữ đông thực phẩm đúng cách – tối đa thời gian bảo quản

4.5/5 - (2 bình chọn)

Ngày nay khi công nghệ ngày càng phát triển thì trữ đông thực phẩm chính là giải pháp đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc kéo thời gian lưu trữ hàng hóa mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên thực phẩm nào nên sử dụng áp dụng phương pháp này và trữ đông như thế nào đúng cách thì không phải ai cũng biết. Vậy nên, cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại thực phẩm có thể đưa vào trữ đông

Phương pháp trữ đông chỉ phù hợp với các loại mà sau khi rã đông chất lượng vẫn được duy trì. Thế nên các loại rau lá xanh, các loại thực phẩm đóng hộp, các loại trứng thì không nên cho làm trữ đông. Còn một số sản phẩm như thịt các loại, nước sốt, kem sốt … thì cần hiểu trữ đông không đúng cách sẽ khiến sản phẩm bị mất độ ẩm, hương vị thơm ngon không còn khi chế biến.

Trữ đông thực phẩm đúng cách có lợi như thế nào?

Nhiệt độ thích hợp trữ đông là khoảng âm 17 độ C trở xuống. Nhiệt độ này sẽ làm chậm quá trình chuyển động của các phân tử, trong môi trường này, vi khuẩn gây hại cho thực phẩm gần như không hoạt động. Việc làm đông lạnh thực phẩm sẽ ngăn chặn sự biến đổi của thực phẩm, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật các loại nấm men, nấm mốc tác động khiến thực phẩm bị hư hỏng.


Đầu tiên để trữ đông đúng cách thì việc lựa chọn thực phẩm đầu vào bảo quản rất quan trọng. Thực phẩm ban đầu chất lượng thì sau thời gian trữ đông, rã đông thì mới giữ được hình thức và mùi vị.

Thời gian hầu hết của các sản phẩm được trữ đông khá lâu dài có thể lên tới hàng năm trời.

Trữ đông hiện đang là cách duy nhất giúp giữ thực phẩm tươi ngon mà không phải sử dụng thêm các chất hóa học độc hại bảo quản. Một số thực phẩm đặc biệt thì cần cấp đông nhanh trước khi cho vào trữ đông để đảm bảo không bị hỏng trước khi đưa vào trữ đông.

Trữ đông thực phẩm đúng cách

Lưu ý: trước khi đưa thực phẩm vào trữ đông thì bắt buộc thực phẩm phải được sơ chế, đóng gói thật bảo đảm vệ sinh. Tách biệt vị trí lưu trữ thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Để thực phẩm được bảo quản trữ đông một cách tốt nhất thì nên chuẩn bị các loại túi đựng trữ đông chuyên dụng phù hợp. Bởi trữ đông quá lâu mà bao bì không đảm bảo sẽ dẫn tới hiện tượng biến đổi màu sắc thực phẩm.

Thời gian trữ đông của thực phẩm

Tùy vào loại thực phẩm mà thời gian sẽ khác nhau: Các loại thịt sống nếu được sơ chế cẩn thận, đóng gói hút chân không và đưa vào mức nhiệt độ âm 18 độ C thì có thể bảo quản trong vòng 6 tháng đối với thịt lợn miếng. 3-4 tháng với thịt lợn xa, thịt dăm bông khoảng 2 tháng, thịt thăn bò khoảng 6-12 tháng, sườn bò 4-6 tháng, thịt gà chia phần khoảng 9 tháng, thịt gà tẩm bột chiên 1-3 tháng …

Tin Liên Quan