Với đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet nên nước ta là một nước có tiềm năng lớn để phát triển ngành thủy sản. Nhưng nếu chỉ phát triển ngành này ở trong nước thì sẽ không mang lại lợi nhuận cao cho ngư dân vùng biển. Chính vì thế, cần mở rộng thị trường xuất khẩu nhờ việc cung cấp thủy sản “sạch”. Hãy cùng kho lạnh Nam Bắc tìm hiểu về vấn đề này!
Phát triển thủy sản “sạch” cho ngành thủy sản nước nhà
Thủy sản “sạch” – xu hướng của tương lai
Trong thời gian qua, ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Tiếp theo, mục tiêu lâu dài của ngành thủy sản nước ta đó là phát triển thủy sản theo hướng bền vững, tích cực nhằm mang lại nguồn kinh tế cho ngư dân Việt.
Theo ông Ngô Tiến Chương: “Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng sử dụng các sản phẩm nuôi trồng được sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội hay thủy sản “sạch”. Họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm này và một phần lợi nhuận này được trích ra để tái đầu tư cho dịch vụ từ môi trường và xã hội”.
Mở rộng thị trường quốc tế nhờ thủy sản sạch
Tín hiệu từ người tiêu dùng là động lực thúc đẩy những người sản xuất. Hiện nay, vấn đề ăn toàn thực phẩm luôn luôn được chú trọng trong mọi sản phẩm của người tiêu dùng. Và thủy sản cũng không ngoại lệ, hơn hết thủy sản còn đượxuất khẩu ra các nước nên vấn đề thủy sản “sạch” là vô cùng quan trọng.
Khi mở rộng thị trường quốc tế nhờ thủy sản “sạch”, thủy sản cần phải trải qua những công đoạn kiểm tra gay gắt về an toàn thực phẩm. Khi gia nhập vào các tổ chức Thương mại quốc tế, các quốc gia đều dựng lên “ hàng rào bảo hộ” tinh vi hơn. Trong đó là chất lượng về mặt hàng thủy sản xuất khẩu hay nhập khẩu đều rất khốc liệt. Chính vì thế, thủy sản nước ta cần sản xuất, chế biến đặt chất lượng lên hàng đầu để có thể du nhập vào những sân chơi lớn trên thế giới.
Các công đoạn chế biến trước khi xuất khẩu thủy sản sang các nước
Xem thêm: Những điều cần biết về kho lạnh cấp đông
Cục trưởng Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (NAFIQAVED), Bộ Thủy sản, Nguyễn Tử Cương cho biết “Cần phải tổ chức lại sản xuất theo hướng áp dụng những quy trình nuôi sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi hàng thủy sản xuất khẩu bị phát hiện kém chất lượng, nhiễm dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm thì chúng ta có thể truy xuất nguồn gốc, tìm ra nguyên nhân từ khâu nào, để có thể loại bỏ kịp thời. Những năm qua, NAFIQAVED triển khai các chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thủy sản như các chương trình: Nhận diện mối nguy an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; quy phạm thực hành nuôi tốt (GaqP), quy tắc nuôi có trách nhiệm (CoC) trong thủy sản nuôi; kiểm soát chất lượng thủy sản sau thu hoạch tại cảng cá, đại lý thu mua nguyên liệu, chợ bán buôn thủy sản”
Nuôi thủy sản “sạch” cần những gì?
Chú ý vào mọi công đoạn để sản xuất thủy sản “sạch”
Sự cần thiết của kho lạnh bảo quản thủy sản
Những ngư dân, những hộ gia đình nuôi thủy sản cần đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu vì đây cũng là tiêu chí cao nhất để đánh giá một mặt hàng có sạch hay không? Thực trạng hiện nay, môi trường ngày càng một ô nhiễm, chính vì vậy công tác sản xuất thủy sản “sạch” ngày một khó khăn. Nhưng cần sản xuất để có thể gia nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ. Dưới đây là một số lưu ý khi nuôi thủy sản:
- Các hộ tham gia nuôi thủy sản cần phải được tham gia các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đàn thủy sản.
- Địa điểm chăn nuôi tuyệt đối không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ quanh khu vực nuôi trồng thủy sản như các khu công trình phụ để cách xa, không vứt rác thải ra ao, hồ nuôi thủy sản.
- Không sử dụng thức ăn bị nhiễm nấm, mốc, thức ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem bảo hành.
- Không sử dụng các hóa chất độc hại để tiêm cho đàn thủy sản vì như vậy độ an toàn thực phẩm không còn.
- Khi phát hiện đàn thủy sản bị bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia để nhận được câu trả lời, tránh tùy tiện dùng các loại thuốc hóa học cho cá, tôm.
- Trước khi thu hoạch, cần lấy một số mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh trong tôm, cá.
- Khi thu hoạch, làm tờ khai xuất xứ thủy sản để giao cho cơ sở chế biến cùng với phiếu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh.
Trên đây, là những thông tin về vấn đề mở rộng thị trường nhờ thủy sản “sạch” mà chúng tôi xin gửi tới các bạn. Các hộ nuôi trồng hãy nhận ra được tầm quan trọng của thủy sản “sạch”, chỉ có như vậy mới có thể mở rộng thị trường quốc tế đối với Việt Nam.
Địa chỉ thiết kế kho lạnh đạt chuẩn châu Âu