Với đặc điểm thời tiết nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nên việc sử dụng kho lạnh bảo quản thực phẩm chính là giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên thực phẩm được chia ra làm nhiều loại: rau củ quả tươi, đồ đã qua chế biến, thủy hải sản đông lạnh, thịt các loại, sữa các loại, trái cây đóng hộp qua chế biến hoặc trái cây tươi …Mỗi loại thực phẩm bên cạnh những cấu trúc chung thì sẽ có những tiêu chuẩn riêng mà phải đạt chuẩn, có như vậy mặt hàng bảo quản mới đảm bảo chất lượng tươi ngon và thời gian lâu được. Vì vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây: “Lắp đặt kho lạnh bảo quản thực phẩm theo tiêu chuẩn” để nắm bắt được những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé.
Kho lạnh bảo quản là phương pháp bảo quản hiện đại nhất hiện nay, các vật liệu cũng như máy móc sử dụng đều là thiết bị tiên tiến có các chỉ số tiêu chuẩn cụ thể. Vì vậy mà trong quá trình lựa chọn vật liệu xây dựng chúng ta cần có các chú ý để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định cho từng loại kho lạnh và đối với từng mặt hàng. Cụ thể như sau:
Lựa chọn vật liệu tiêu chuẩn
Mục lục
Vật liệu để xây dựng kho lạnh thực phẩm thì có rất nhiều loại như:
Vật liệu bề mặt | Tôn mạ màu tên tiếng anh – colorbond | Độ dày từ 0,5 đến 0,8mm |
Inox | Độ dày từ 0,5 đến 0,8mm | |
Lớp cách nhiệt (PU) | Tỷ trọng | 40 đến 42 kg/m3 |
Độ chịu nén | 0,2 đến 0,29 MPa | |
Tỷ lệ bọt kín | 95% | |
Lớp cách nhiệt EPS (PS) | Tỷ trọng | 16 đến 25 kg/m3 |
Chiều dài tối đa | 12m | |
Kích thước | Chiều rộng tối đa | 1.2m |
Chiều rộng tiêu chuẩn | 0.3, 0.6, 0.9 và 1.2m | |
Chiều dày tiêu chuẩn | 5, 7.5, 10, 12.5, 15, 17.5 và 20cm |
Thiết kế kho lạnh tiêu chuẩn
Vị trí lắp đặt kho lạnh
Kho lạnh lắp đặt ở vị trí gần nơi thu hoạch sản phẩm, thuận tiện cho việc di chuyển sản phẩm đến kho lạnh bảo quản hoặc đến khu phân phối hàng hóa, nhưng phải ở nơi cao ráo thoáng đãng, không bị ngập nước, đọng nước khi trởi mưa. Nguồn điện cung cấp cho hệ thống kho lạnh vận hành phải ổn định.
Mặt bằng và kết cấu kho lạnh
Thường với những kho lạnh lớn thì sẽ dự trữ rất nhiều hàng hóa, nhiều mặt hàng nên mặt bằng cũng phải lớn cả trong và ngoài kho lạnh. Nền kho lạnh hay phòng đệm nên cao từ 0.8 ến 1.4m so với mặt bằng quanh kho, chiều rộng tối thiểu của phòng đệm nên khoảng 5m. Bề mặt nền kho thì phải bằng phẳng và không để trơn trượt là điều tất yếu. Khả năng chịu tải lớn hơn nhiều lần so với khối lượng hàng hóa dữ trự và người, máy móc thiết bị vận chuyển hoạt động ra vào kho lạnh.
Thiết kế mái che bao phủ để kho lạnh không bị dột khi trời mưa bão, cách nhiệt tốt để không cho không khí bị lọt vào. Phần tường và trần phải được làm từ vật liệu bền không thấm nước, không độc hại hay bị ăn mòn, bị ghỉ và cách nhiệt tuyệt đối, dễ tiến hành cho việc vệ sinh khử trùng kho lạnh khi đến thời gian bảo dưỡng, sửa chữa.
Ngoài ra, kho lạnh phải được thiết kế sao cho khi xả băng vệ sinh kho lạnh thì nước từ giàn lạnh hay trên trần kho phải được chảy hết ra ngoài.