Ngày nay, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang là mục tiêu mà nước ta muốn hướng tới. Nhưng không vì thế, Đảng và Chính phủ lơ là việc phát triển ngành nông nghiệp, một ngành mũi nhọn của nước ta một vài năm trước. Vẫn có những chính sách phát triển được đề ra để có thể thúc đẩy việc canh tác, làm nông của bà con. Dưới đây là một số chính sách chủ yếu của Nhà nước dành cho cây khoai tây và giống cây trồng.
Chính sách hỗ trợ dành cho giống cây trồng
Tăng cường tổ chức và giao trách nhiệm cho các Viện và cơ sở nghiên cứu về giống
Nghiên cứu, thí nghiệm, chọn lọc, lai tạo nhằm đưa vào sản xuất những giống gốc có những đặc tính tốt và ổn định như: có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng chống sâu bệnh khỏe và thích nghi với điều kiện đất đai, thời tiết của từng vùng. Phải xác định giống tốt đồng thời phải xác định chế độ nhân, bảo quản giống và quy trình kỹ thuật sử dụng giống vào sản xuất, nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt còn yếu của giống.
Tăng cường nghiên cứu giống
Xây dựng những cơ sở sản xuất giống, bảo quản, phân phối giống để từ giống gốc nhân ra
Nhân giống đủ khối lượng giống theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm đủ giống tốt cho yêu cầu sản xuất đại trà, bao gồm giống cho sản xuất bình thường và giống dự trù phòng thiên tai. Phải không ngừng tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cần thiết cho các cơ sở sản xuất bảo quản và phân phối giống…bảo đảm năng suất giống cao và ổn định, bảo đảm độ thuần và sức nảy mầm của giống, phòng và chống sâu bệnh.
Xây dựng nhiều cơ sở nhân giống
Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước và công tác giống cây trồng từ trung ương đến cơ sở
Do tính chất quan trọng về kỹ thuật của công tác giống. Nhà nước quản lý công tác giống bằng biện pháp:
– Nhà nước xác định giống gốc và đề ra những nguyên tắc và chế độ nhân giống, bảo quản giống và đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải làm đúng những quy định đó;
– Trách nhiệm của ngành nông nghiệp và Ủy ban hành chính các cấp là phải căn cứ vào mỗi loại giống mà áp dụng các biện pháp quản lý nói trên, từng bước đưa công tác giống vào nền nếp, chế độ.
Công tác quản lý giống cần đảm bảo thực hiện
Những lưu ý bạn cần biết khi tìm địa điểm bảo trì bảo dưỡng kho lạnh
Chính sách hỗ trợ dành cho cây khoai tây
Các chính sách dành cho cây khoai tây
Kho lạnh cấp đông và những điều cần biết
1. Đối tượng hỗ trợ
Các hộ hoặc nhóm hộ nông dân, công nhân nông nghiệp, Hợp tác xã Nông nghiệp trực tiếp sản xuất cây khoai tây trong các vụ Đông.
2. Điều kiện hỗ trợ
– Phải trồng các giống khoai tây: Đức, Hà lan, Atlantics, KT3 và áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, phủ rạ.
– Phải sản xuất tại các vùng quy hoạch vụ Đông
– Quy mô diện tích thực tế trồng khoai tây phải đạt từ 01 ha/vùng trở lên.
3. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ tiền giống: 150.000 đồng/sào Bắc Bộ (4,17 triệu đồng/ha).
4.Nguồn kinh phí và nguyên tắc hỗ trợ
– Nguồn kinh phí hỗ trợ: Từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh.
– Nguyên tắc hỗ trợ:
+ Thực hiện hỗ trợ sau khi người sản xuất kết thúc gieo trồng cây khoai tây và có đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
+ Chỉ hỗ trợ mỗi năm 01 lần trên một đơn vị diện tích trồng khoai tây đủ điều kiện hỗ trợ. Trường hợp diện tích sản xuất khoai tây đã được hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác thì không được hỗ trợ theo chính sách này.
Trên đây là những chính sách dành cho các loại giống và cây khoai tây mà chúng tôi muốn cung cấp đến các bạn. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước nên việc trồng cây khoai tây diễn ra thường xuyên với số lượng ổn định qua từng năm. Chính vì thế, lượng khoai tây cần phải bảo quản trong kho lạnh để có thể làm giống cho năm sau. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt kho lạnh, hãy liên hệ với chúng tôi.
Kho lạnh bảo quản nông sản và những điều cần biết khi sử dụng