Kho lạnh hiện đang là một trong những phương pháp tiên tiến, hiện đại và được các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm … lựa chọn để bảo quản hàng hóa nhiều nhất. Kho lạnh giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn về việc duy trì chất dinh dưỡng, thời gian bảo quản lâu hơn ít bị tổn thất hơn trong quá trình bảo quản. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề: “Các phương pháp làm lạnh thực phẩm trong kho lạnh hiện nay”. Nếu bạn đang quan tâm hãy theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Làm lạnh tĩnh
Kho lạnh được làm lạnh qua nước muối. Sản phẩm cần làm lạnh sẽ được sắp xếp lên các giá, kệ, hoặc giá treo (đối với các loại thịt). Khi đưa sản phẩm vào thì nhiệt độ còn cao, thì ta điều chỉnh nhiệt độ kho xuống khoảng âm 2 đến âm 3 độ C. Sau sản phẩm đã được làm lạnh và chuyển sang trạng thái bảo quản thì nhiệt độ kho sẽ được nâng lên âm 1 đến 0 độ .
Với cách làm lạnh này thì tốc độ làm lạnh sẽ chậm hơn, tốn diện tích để sản phẩm, không độ hao sản phẩm thấp và do làm lạnh bằng nước muối nên độ ẩm không khí cao.
Làm lạnh tăng cường
Kho lạnh được trang bị quạt và vẫn làm lạnh qua nước muối. Ban đầu đưa sản phẩm vào thì kho vẫn giảm nhiệt độ xuống âm 5 đến âm 1 độ C. Tốc độ lưu thông không khí do có quạt có thể lên tới 3 đến 4m/s. Sau khi sản phẩm bảo quản được làm lạnh thì sẽ nâng nhiệt độ lên âm 1 đến 0 độ C, cùng việc giảm tốc độ lưu thông không khí xuống một nửa để độ ẩm trong kho duy trì khoảng 85 đến 95%.
Do có quạt nên quá trình làm lạnh tang nhanh hơn, thời gian sản phẩm lạnh sẽ rút ngắn lại. Nhưng không để sản phẩm bị đóng băng. Tuy nhiên phương pháp này lại khiến hao tổn khối lượng hơn so với cách làm lạnh tĩnh. Phù hợp với thịt cá, rau quả.
Làm lạnh phun
Kho lạnh được tang bị buồng phun nước muối. Các bước tiến hành tương tự như trên. Nhưng phương pháp này giúp giảm hao tổn rất tốt. Tuy nhiên không nên áp dụng đối với các sản phẩm kị ẩm hay kị thấm muối.
Phù hợp với thịt gia cầm, các loại thịt đóng túi hút chân không khi phun muối lên cũng không việc gì.
Ướp đá, vùi tuyết
Đá được bào mịn hoặc làm vụn sau đó trộn thêm với muối hoặc kháng sinh để bảo quản cá. Tuy nhiên cách này khá tốn kém và việc duy trì nhiệt độ làm lạnh cũng không ổn định. Chỉ nên dùng khi bảo quản trong thời gian ngắn. Ướp đá cũng tương tự.
Làm lạnh chân không
Cách này dùng cho rau củ quả là chính.
Liên hệ ngay với kholanhnambac.com để được tư vấn thiết kế chi tiết đối với từng nhu cầu của khách hàng.