Đối với các nhà hàng thì thực phẩm đầu vào đóng vai trò là yếu tố quyết định đến chất lượng món ăn. Không phải chỉ đẹp hình thức, ngon hương vị mà đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng. Tuy nhiên với số lượng thực phẩm mỗi lần nhập khá nhiều thì việc bảo quản đã không còn đơn giản. Vậy nên với yêu cầu vừa đảm bảo chi phí không cao quá lại giữ được chất lượng thực phẩm quả là điều không dễ dàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc và quý khách hàng những kiến thức hữu ích để giải quyết vấn đề trên. Theo dõi để có thêm những điều thú vị nhé.
Nắm quy trình bảo quản thực phẩm trong nhà hàng
Mục lục
Quá trình bảo quản gồm 3 khâu: Nhập hàng, kiểm hàng, lưu kho. Để đảm bảo chất lượng xuyên suốt thì khâu nào cũng cần lưu ý.
- Trước khi nhập hàng thì cần tìm nguồn hàng tin tưởng, đảm bảo tươi ngon, an toàn.
- Sau khi nhận hàng về thì kiểm tra bằng phương pháp quan sát thông thường như màu sắc, mùi vị, trạng thái.
Ví dụ như rau củ quả thì màu phải tươi tắn không bị héo úa. Trái thì vừa chín không bị lũng hay bị nhũn. Vỏ quả còn cứng. - Đối với hàng khô như hành tỏi và các loại gia vị thì không gặp hiện tượng nấm mốc, date còn xa.
- Thực phẩm đông lạnh như các loại thủy hải sản thì phải tìm nhà cung cấp cực kỳ uy tín, date dài, chưa bị rã đông trong quá trình vận chuyển đến.
- Thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp thì phải còn hạn sử dụng, hộp nguyên không bị méo hoặc móp.
Sơ chế thực phẩm trước khi đưa vào bảo quản
Đây là một khâu để giúp quá trình bảo quản diễn ra thuận lợi. Sau khi thực phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng thì được đưa tới khu sơ chế. Khu này cách xa khu chế biến.
Thực phẩm đang còn sống cần được làm sạch, sơ chế, chia làm nhiều miếng phù hợp với nhu cầu sử dụng mỗi lần, đóng túi chuyên dụng và đưa vào bảo quản nhiệt độ phù hợp.
Đối với các khu như chế biến hải sản, thịt cá thì không để gần bếp để tránh lây vi khuẩn sang thực phẩm khác.
- Với rau củ quả thì bỏ rễ, bỏ lá già, gọt vỏ nếu cần và cũng dược đóng túi cẩn thận.
- Với đồ khô thì cần phân loại kỹ.
- Những thực phẩm nào sử dụng ngay thì được phân loại riêng với thực phẩm lưu trữ.
- Tẩy trùng dụng cụ trước và sau khi chế biến.
Bảo quản thực phẩm
Kho lạnh là cách bảo quản thông dụng nhất hiện nay đối với các nhà hàng, khách sạn, quán ăn vì thuận tiện và mang lại lợi ích kinh tế cao.
Thực phẩm đưa vào kho lạnh khá đơn giản. Sau khi sơ chế xong thực phẩm được đưa vào kho lạnh với mức nhiệt độ thích hợp. Thịt sống thì nhiệt độ trữ lạnh nên dưới 5 độ C, còn đối với thực phẩm cần trữ đông thì mức nhiệt độ từ âm 18 độ C đến âm 25 độ C. Đối với rau củ quả thì mức nhiệt độ phù hợp là 2 độ C đến 8 độ C