Các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu sữa luôn luôn xuất hiện trong mọi bữa ăn của các gia đình, các sản phẩm này đều phù hợp với mọi lứa tuổi và mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, các nhà sản xuất luôn chú ý đến các thức bảo quản nguyên vật liệu chính. Do đó, nếu để sữa ở nhiệt độ thường rất dễ hư hỏng, nên các nhà sản xuất luôn tìm cách bảo quản sữa để giữ sữa luôn đạt chất lượng tốt nhất.
Thông thường sữa mới được vắt ra sẽ ở nhiệt độ 35 – 37 độ C và đặc biệt phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh vắt sữa. Tuy nhiên cho dù có chặt chẽ đến đâu thì trong thành phần sữa vẫn sẽ có các loại vi khuẩn. Các vi khuẩn này sẽ phát triển và nhân lên một cách nhanh chóng làm cho sữa bị chua và để lâu sẽ bị hỏng. Chính vì thế, trong vòng 1 giờ sau khi vắt, sữa phải được chế biến ngay hoặc bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 đến 5 độ C thì mới giữ nguyên độ dinh dưỡng có trong sữa.
Hiện nay, trên thị trường sữa tươi có 2 loại, đó là sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng. Sữa tươi tiệt trùng được áp dụng theo phương pháp hiện đại chứa trong hộp giấy, do đó không cần bảo quản giữ lạnh trước khi mở hộp. Tuy nhiên sau khi mở nắp hộp, cần phải bảo quản trong tủ lạnh và phải dùng hết trong vòng 48 giờ. Đối với sữa tươi thanh trùng được đóng trong các chai nhựa hoặc túi nilon, có thời gian sử dụng ngắn, tối đa thường 3 – 7 ngày với điều kiện luôn luôn được bảo quản trong môi trường lạnh, sữa mới không bị hỏng. Đối với phương pháp sữa tiệt trùng, nếu sữa vắt ra chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công như các hộ gia đình hay làm và đựng trong chai có nút đậy sơ sài thì nên lưu trữ lạnh và phải dùng hết trong vòng 24 giờ, không thì sẽ hỏng. Mặc dù vậy cũng cần đảm bảo an toàn vệ sinh, thời gian để nấu sôi sữa tươi phải đủ 30 phút và chai đựng phải rửa thật là sạch và luộc chúng trước khi đựng sữa.
Tại các nước công nghiệp phát triển, hầu hết tất cả các trang trại chăn nuôi bò sữa đều sử dụng các thiết bị hiện đại dùng để bảo quản sữa. Khi sữa vắt ra phải được chuyển thẳng theo đường ống vào bình chứa lạnh, duy trì một mức nhiệt độ. Tiếp đó, sử dụng các xe vận chuyển chuyên dụng, sữa sẽ được chuyển đến các nhà máy chế biến.
Riêng ở các nước đang phát triển như tại Việt Nam, ngành sản xuất sữa ở quy mô nhỏ, phân tán ở nhiều khu vực, do đó sản lượng sữa của mỗi nông hộ và mỗi trang trại đều không lớn. Các chủ trang trại khó hoặc chưa thể tự trang bị các thiết bị phương tiện làm lạnh hay kho làm lạnh chuyên dụng. Việc tổ chức thu gom, làm lạnh sữa theo phương thức liên kết, hiệp hội, với sự hỗ trợ của nhà nước, của các công ty chế biến sữa là một hình thức vừa mang tính thực tiễn, vừa hiệu quả.
Phương pháp bảo quản sữa bằng kho lạnh cũng đang được ứng dụng một cách rộng rãi và phát triển mạnh mẽ. Với những tính năng ưu việt cùng nhiệt độ lạnh đủ điều kiện ức chế sự phát triển của loại vi sinh vật giúp bảo quản sữa trong thời gian dài. Công ty Cổ phần cơ điện lạnh Nam Bắc là một trong những nhà thầu kho lạnh chuyên nghiệp trong việc tư vấn thiết kế, thi công, lắp đặt kho lạnh, kho bảo quản cho các dự án công trình công nghiệp, hay cho các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy chế biến thủy hải sản, thậm chí chúng tôi còn có các giải pháp phục vụ cho cả các các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp có nhu cầu sử dụng kho lạnh cao. Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống kho lạnh bảo quản sữa, xin vui lòng liên hệ với Điện Lạnh Nam Bắc để được sử dụng phương pháp làm lạnh tiên tiến, chất lượng.