Kho lạnh hiện nay được xem là một trong những phương pháp bảo quản hàng hóa tốt nhất hiện nay. Chính vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn nhận được rất nhiều các câu hỏi: “Làm sao để tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ đối với kho lạnh” Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn đọc và quý khách hàng 4 nguyên tắc giúp cho kho lạnh giảm hẳn chi phí điện năng tiêu thụ. Cùng theo dõi để có những thông tin hữu ích bạn nhé.
Với các mẹo nhỏ này, chúng tôi tin chắc kho lạnh của quý vị sẽ ít tốn điện, từ đó giảm được chi phí tiền điện mỗi tháng trong quá trình vận hành. Những nguyên tắc này áp dụng đối với các quy mô kho lạnh, từ kho lạnh vừa đến hệ thống kho lạnh diện tích lớn. Ngoài ra, khi ứng dụng những nguyên tắc này, hệ thống kho lạnh của quý vị sẽ hoạt động bền bỉ, ít hỏng, sản phẩm bảo quản luôn đảm bảo chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với chi phí đầu tư ban đầu. Cụ thể như sau:
Hạn chế mở cửa kho lạnh
Mục lục
Đây là nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần lưu ý, nhắc nhở đối với kỹ thuật viên giám sát khi lạnh hay những người làm việc trong kho lạnh. Việc hạn chế mở cửa kho lạnh sẽ giảm thiểu việc không khí nóng từ môi trường bên ngoài tràn vào khi cửa kho lạnh mở. Khi không khí nóng tràn vào, khiến cụm máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn trong thời gian dài để giúp cho kho lạnh luôn giữ được mức nhiệt độ đã cài đặt trước đó. Đây chính là nguyên nhân khiến kho lạnh tiêu tốn điện năng nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi cửa kho lạnh mở nhiều, độ ẩm trong kho lạnh tăng từ đó xuất hiện hiện tượng bám đá dàn lạnh.
Vì thế, với những hệ thống kho lạnh lớn phải nhập hàng hóa ra vào liên tục, doanh nghiệp nên nghiên cứu phương án lắp đặt cửa kho tự động để hạn chế tình trạng trên.
Điều chỉnh nhiệt độ
Cần điều chỉnh nhiệt độ kho lạnh phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm, mặt hàng bảo quản. Không để mức nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao so với yêu cầu vì như vậy đều sẽ tiêu hao điện năng vì thời gian hoạt động của cụm máy nén. Không những thế sẽ khiến hàng hóa bảo quản trong kho lạnh không đảm bảo được chất lượng như mong đợi.
Không đưa thực phẩm khi đang còn nóng vào kho lạnh để bảo quản
Việc đưa sản phẩm khi đang còn nóng vào kho lạnh sẽ gây ra 2 vấn đề: khiến kho lạnh phải vận hành với công suất cao hơn và thực phẩm bảo quản sẽ không để được lâu, chất lượng không được đảm bảo.
Tránh các nguồn nhiệt
Không để hoặc lắp đặt cụm máy của kho lạnh gần các nguồn điện hoặc nguồn nhiệt. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của cụm máy và tăng chi phí điện năng tiêu thụ.