Ngành thủy sản của Việt Nam đang dần khẳng định mình trên thương trường quốc tế. Hơn 10 năm qua ngành thủy sản đã có những bước phát triển chóng mặt. Nó đã “lột xác” để khẳng định sự phát triển nhanh, mạnh của chính mình. Đi kèm với việc đó là 2 tiêu chí cần lưu ý trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Hãy cùng kho lạnh Nam Bắc chúng tôi tìm hiểu về những tiêu chí đó!
Ngành thủy sản đã có những bước phát triển chóng mặt
An toàn thực phẩm là tiêu chí được đặt lên hàng đầu
Mục lục
Thủy sản là một trong ba nhóm sản phẩm chiến lược mà Chính phủ phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu. Theo hướng tích cực, Thủ tướng yêu cầu phải nuôi trồng thủy sản theo hướng mang lại hiệu quả cao, bền vững, lâu dài ở thời điểm hiện tại và tương lai. Cần phải chủ động ứng biến, áp dụng, đa dạng hóa những phương thức, kĩ thuật chăm sóc các loại thủy sản. An toàn thực phẩm là tiêu chí khắt khe được đặt lên hàng đầu khi đề cập đến ngành nuôi trồng thủy sản của bà con ngư dân.
An toàn thực phẩm ngay từ khâu sản xuất giống
Kiểm tra trong cơ sở sản xuất con giống tôm
Không nên coi nhẹ việc con giống có đảm bảo được an toàn thực phẩm hay không. Vì thời điểm nuôi đến lúc xuất khẩu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của sản phẩm sau cùng. Các Chi cục Thủy sản của các tỉnh cần phải nhìn nhận, kiểm tra, đánh giá độ an toàn của con giồng một cách nghiêm ngặt. Cụ thể là:
- Tiến hành thống kê, kiểm soát tất cả các danh sách của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Tăng kiểm kiểm tra dịch bệnh, vệ sinh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng con giống thủy sản.
- Kiểm tra kĩ lưỡng đối với các nguồn giống nhập khẩu từ nước ngoài về các loại giấy tờ như giấy kiểm dịch chất lượng.
- Khi phát hiện những sai phạm cần tiến hành thu mẫu để xét nghiệm đối chứng, xử lý bằng nhiều biện phát cứng rắn mang tính răn đe, xử phạt.
Những việc trên không chỉ có Chi cục Thủy sản tỉnh phải làm mà cần phải có sự phối hợp tự nguyện của các hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất. Vì khi đó, từ cấp trên xuống đến địa phương đều “đồng lòng, đồng tâm” ngăn chặn loại bỏ những con giống kém chất lượng, nhiễm bệnh. Đưa đến cho các hộ nuôi trồng những con giống “sạch, khỏe”.
Ví dụ cụ thể tại tỉnh Nam Định đã lập danh sách những cơ sở nuôi con giống bao gồm 115 cơ sở sản xuất giống mặn lợ, 22 cơ sở sản xuất giống nước ngọt. Ông Nguyễn Xuân Thọ – Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản Ninh Thuận cho biết “Xác định được chất lượng tâm bố, mẹ nhập từ nước ngoài cũng hết sức quan trọng, nên các cơ sở tôm giống đều nhập tôm bố, mẹ từ Mỹ, Singapore, Thái Lan, … là những nước có quy trình giám sát, gia hóa, lai tạo chọc lọc gen di truyền, ứng dụng công nghệ chọn giống tôm bài bản để cho ra đời những đàn giống chất lượng”
An toàn thực phẩm trong giai đoạn chăm sóc, nuôi trồng thủy sản
An toàn thực phẩm trong giai đoạn nuôi trồng thủy sản
Ở giai đoạn này, việc lơ là trong công tác an toàn thực phẩm là không được xuất hiện, bởi thủy sản trong thời gian này chuẩn bị trở thành sản phẩm đến tay người sử dụng. Khi thực hiện công tác nuôi trồng thủy sản cần áp dụng những kiến thức, kĩ năng cho thủy sản để có thể mang lại chất lượng tốt về mặt dinh dưỡng, năng suất cao về mặt số lượng. Ngoài ra, cần tích cực áp dụng công nghệ 4.0 để tạo ra nhiều giá trị vượt trội. Cần lưu ý những đặc điểm phổ biến dưới đây:
- Nguồn nước cung cấp cho các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải là nước sạch không bị nhiễm các chất ô nhiễm, các chất độc từ nước thải nhà máy, chất thải sinh hoạt,…
- Nghiêm cấm không được sử dụng các hóa chất, chất kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng cho thủy sản.
- Không cho ăn những thức ăn hết hạn sử dụng, nấm, mốc, bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn nuôi, chủ động trong việc phòng chống những loại bệnh.
- Cho ăn theo 4 định: Định lượng, định thời gian, định địa điểm và định số lần ăn.
- Trong thời gian chuẩn bị thu hoạch, nghiêm cấm không được sử dụng các chất kháng sinh cho đàn thủy sản.
Thức ăn đạt chuẩn để đàn thủy sản được an toàn tuyệt đối
Bảo vệ môi trường sinh thái là tiêu chí quan trọng
Thực trạng hiện nay
Hiện nay, qua điều tra thực tế của các nhà khoa học việc nuôi tôm, cá là một trong những nghề gây nhiều tác động xấu đến môi trường sinh thái xung quanh. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể:
- Khi có hiện tượng tôm chết, nước thải ô nhiễm thải thẳng ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ nuôi khác vì dòng nước lúc này không còn là nước sạch.
- Dùng nhiều hóa chất độc hại bị nhà nước cấm trong quá trình chăn nuôi, cải tạo, xử lý ao nuôi.
- Nạo vét bùn khiến cho khiến cho những hóa chất, kháng sinh bị thải ra môi trường.
Ô nhiễm nguồn nước gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt
Những tiêu chí khi thiết kế kho lạnh bảo quản thủy sản
Giải pháp khắc phục
Cần có nhiều giải pháp khác phục để hạn chế, khống chế những tình trạng trên để có thể hướng ngành nuôi trồng thủy sản nước ta không còn những tàn dư ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Ngoài cần đến vai trò của các cơ sở chức năng, chúng ta còn cần sự giúp sức của các hộ nuôi trồng thủy sản để có thể quản lý, xử lý nghiêm các loại hóa chất độc hại ra môi trường, nhân rộng quy mô sản xuất. Cần phải làm tốt những công việc dưới đây:
- Xây dựng hệ thống nuôi trồng thủy sản đồng bộ với kế hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên như đất, nước hợp lý với từng hộ nuôi.
- Áp dụng những kĩ thuật chăn nuôi đúng theo quy định chuẩn của ngành Thủy sản.
- Hoạt động vét bùn cần diễn ra đúng thời điểm, đúng kĩ thuật.
- Hệ thống cấp, thoát nước cần được diễn ra liên tục không gây lắng đọng.
- Hệ thống xử lý nước thải phải được vận hành thường xuyên đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật.
- Hoạt động vét bùn cần được diễn ra thường xuyên thao đúng quy trình được đề xuất.
Thu dọn, vệ sinh ao nuôi đúng thời kì
Xem thêm: 5 Lợi ích vàng mà kho lạnh bảo quản Thủy hải sản mang lại cho sức khỏe
Trên đây là 2 tiêu chí cần lưu ý trong phát triển nuôi trồng thủy sản của Nước ta. Các hộ chăn nuôi cần nắm rõ những tiêu chí trên để đảm bảo đàn thủy sản của mình có thể mang lại lợi ích, giá trị cao cho người sử dụng và cho nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam.
Xem ngày: Những điều cần biết khi sử dụng kho lạnh bảo quản thủy sản