3 tiêu thức để phân loại chính sách nông nghiệp có thể bạn chưa biết

Rate this post

Để các tài nguyên trong nông nghiệp được huy động vào sản xuất hiệu quả. Từ đó đạt được những mục tiêu, kế hoạch, định hướng trong từng giai đoạn thì các chính sách nông nghiệp là cách mà chính phủ sử dụng để thực hiện các điều đó. Trong đó, công cụ chính sách kinh tế giúp Nhà nước điều khiển các hoạt động của nông nghiệp, tác động vào các cơ chế vận động của nền nông nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà Nhà nước muốn tác động mà có thể có nhiều chính sách khác nhau. Do đó hiện nay chúng ta có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nông nghiệp theo 3 tiêu chí chính sau:

Đầu tiên, phân loại theo nội dung

3 tiêu thức để phân loại chính sách nông nghiệp có thể bạn chưa biết

Chính sách ruộng đất có vai trò rất quan trọng trong chính sách nông nghiệp

Ở tiêu chí này chúng ta phân loại các chính sách nông nghiệp theo nội dung của các chính sách kinh tế trong nông nghiệp và có cách gọi tên cụ thể như: Chính sách ruộng đất, chính sách tín dụng, chính sách đầu tư vốn,…

Trong chính sách ruộng đất là một chính sách có vai trò vô cùng quan trọng, nhiều vấn đề chính trị, kinh tế trong nông nghiệp gắn liền sâu sắc tới ruộng đất do đó mục tiêu chủ yếu của chính sách ruộng đất là quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai.

Về chính sách tín dụng, với mục tiêu lâu dài là góp phần thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn trong nông thôn trong đó nhà nước đã ban hành nghị định số 41/2010/NĐ-CP được đánh giá là một chính sách giúp khơi thông nguồn vốn giúp nông thôn dễ dàng tiếp cận với vón vay với rất nhiều các ưu đãi.

Thứ hai, phân loại theo lĩnh vực

3 tiêu thức để phân loại chính sách nông nghiệp có thể bạn chưa biết

Chính sách duy trì giá nông sản tín hiệu đáng mừng cho người nông dân

Sự cần thiết của kho lạnh bảo quản nông sản

Các chính sách kinh tế trong chính sách nông nghiệp có thể được phân loại theo 3 lĩnh vực chính:

  • Lĩnh vực tài chính như trợ cấp sản xuất, chính phủ đã có nhiều chính sách để giúp duy trì giá nông sản mà từ đó giúp người sản xuất có thể nhận được mức giá cao hơn mức giá thông thường phổ biến trên thị trường thế giới.
  • Lĩnh vực tiền tệ như giá cả, lãi suất,… Nhà nước ban hành chính sách giá cả trong nông nghiệp giúp ổn định giá cả, thị trường một cách tương đối nhằm bảo vệ người sản xuất, người tiêu dùng.
  • Lĩnh vực xuất, nhập khẩu như chính sách thuế, tỷ giá hối đoái, hạn ngạch,… Cụ thể như chính sách xuất khẩu nông sản là một chính sách có ý nghĩa lớn trong việc khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp Việt Nam như khuyến khích, gia tăng sản xuất và xuất khẩu, tăng cường đa dạng hóa thị trường…

Thứ ba, phân loại theo quan hệ của chính sách với quá trình sản xuất

 

3 tiêu thức để phân loại chính sách nông nghiệp có thể bạn chưa biết

Các chính sách nông nghiệp phân theo quan hệ với quá trình sản xuất

Xem thêm: Dịch vụ lắp kho lạnh giá rẻ, chất lượng nhất tại Việt Nam

Chúng ta có thể phân các chính sách nông nghiệp thành:

  • Các chính sách đầu vào như chính sách trợ giá khuyến nông, chính sách đầu tư, vật tư,…
  • Các chính sách đầu ra như chính sách xuất khẩu, thị trường và giá cả,…
  • Các chính sách về tổ chức quá trình sản xuất như chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đây là một trong những chính sách lớn của Đảng ta, với mục tiêu chủ yếu là hướng nền kinh tế nông nghiệp hướng ngoại, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong khi số lượng tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp vẫn tăng lên. Ngoài ra còn một số chính sách như chính sách đổi mới cơ cấu quản lý,…

Trong tương lai nông nghiệp vẫn là một trong những mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, mọi chính sách nông nghiệp ban hành cần được phân loại, xác định một cách rõ ràng, từ đó mới có thể tạo ra những cơ chế linh hoạt để phối hợp các chính sách nông nghiệp một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả.

Dịch vụ thi công, thiết kế kho lạnh chuyên nghiệp tại Hà Nội

Tin Liên Quan