Ngày nay, trên thế giới nông nghiệp tự nhiên và hữu cơ đang là tiêu chí tiên quyết của mỗi quốc gia. Do đó các thiết kế sinh thái, các mô hình nông nghiệp đang ngày càng được ưu tiên, ở đó chúng ta cùng cộng tác với thiên nhiên hơn là chống lại nó. Và mô hình Permaculture là một trong những thiết kế sinh thái đó.
Permaculture là gì?
Mục lục
- 1 Permaculture là gì?
- 2 Sự khác biệt giữa Permaculture và nền nông nghiệp hiện đại
- 3 Ba nguyên lý cơ bản của Permaculture
- 4 Mười hai nguyên tắc thiết kế Permaculture
- 4.1 1. Quan sát và tương tác
- 4.2 2. Nắm giữ và lưu trữ năng lượng
- 4.3 3. Nhận sản lượng
- 4.4 4. Tự điều chỉnh và chấp nhận hậu quả
- 4.5 5. Sử dụng và coi trọng nguồn tài nguyên tái tạo
- 4.6 6. Không tạo ra chất thải
- 4.7 7. Thiết kế từ dạng mẫu xuống chi tiết
- 4.8 8. Tích hợp thay vì cách ly
- 4.9 9. Áp dụng những giải pháp nhỏ và chậm
- 4.10 10. Sử dụng và coi trọng tính đa dạng
- 4.11 11. Sử dụng và coi trọng những vùng biên
- 4.12 12. Tích cực quan sát và thích ứng với những thay đổi
Mô hình nền nông nghiệp vĩnh cửu permaculture
Permaculture hay còn được gọi là nông nghiệp vĩnh cửu là một phần của thiết kế sinh thái, một cuộc sống có khả năng tự phục hồi và được duy trì bền vững, dựa vào việc mô phỏng theo hệ sinh thái trong tự nhiên. Ở mô hình này chúng ta nhìn vào tất cả các chức năng của cây trồng và vật nuôi hơn là đối xử với các chức năng một cách riêng lẻ.
Sự khác biệt giữa Permaculture và nền nông nghiệp hiện đại
Sự khác biệt của nền nông nghiệp vĩnh cửu và nền nông nghiệp hiện đại
Tính bền vững
Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu ưu tiên nhất, do đó để tối đa hóa lợi nhuận, nhanh hoàn vốn thì việc sử phân bón hóa học, tưới tiêu, phun thuốc trừ sâu,… là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, về mặt lâu dài lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm, không đạt được tính bền vững khi sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có.
Nhưng trong hệ sinh thái được thiết kế thì việc đối đầu với thiên nhiên dường như không có. Chúng ta cộng tác với thiên nhiên, tái tạo nên độ tơi xốp của đất, không đảo lộn cuộc sống của các loài vi sinh vật, thiết lập sự cân bằng bền vững. Mặc dù, trước mắt năng suất không cao nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ mang lại mức sản lượng ổn định và chất lượng.
Hệ sinh thái
Trong hệ sinh thái con người chỉ là một phần nhỏ trong vòng tuần hoàn to lớn của tự nhiên và một phần nhỏ của hệ sinh thái là có sẵn dành cho con người. Nhưng con người lại cho mình là bá chủ trong đó, tác động đến hệ sinh thái vô điều kiện. Điển hình như cỏ dại, châu chấu, sâu bọ,… chúng ta dường như muốn bỏ ngay lập tức. Nhưng trong permaculture thì các quy tắc ứng xử được thiết lập đảm bảo sự công bằng giữa các loài trong hệ sinh thái.
Ba nguyên lý cơ bản của Permaculture
Ba nguyên lí cơ bản của Permaculture
-
Quan tâm tới trái đất
Trái đất chính là môi trường chúng ta đang sống, bảo vệ trái đất là mối quan tâm hàng đầu của con người, nên xây dựng một nền nông nghiệp tự nhiên đảm bảo cho nền phát triển lâu dài của con người là điều cần thiết.
2. Quan tâm đến con người
Trong hệ sinh thái này chúng ta lấy con người làm trung tâm nhằm phục vụ nhu cầu của riêng con người không có tác động đến thiên nhiên, không tham lam, lạm dụng nó. Tạo nên sự cân bằng giữa con người và hệ sinh thái.
3. Hoàn trả thặng dư
Là việc tái đầu tư thặng dư để hệ thống tiếp tục tạo ra nguồn cung cho con người và trái đất. Đó chính là chia sẻ cái dư thừa, không làm lãng phí của cải, công sức.
Mười hai nguyên tắc thiết kế Permaculture
12 nguyên tắc thiết kế Permaculture
Dịch vụ sửa kho lạnh chuyên nghiệp nhất bạn đã biết
1. Quan sát và tương tác
Mỗi mô hình permaculture lại có một tình trạng khác nhau do đó có các giải pháp thiết kế khác nhau. Quan sát toàn bộ khu vườn sinh thái của bạn và tương tác với nó để tìm phương pháp giải quyết.
2. Nắm giữ và lưu trữ năng lượng
Quản lý năng lượng và tài nguyên phù hợp để điều chỉnh nó một cách linh hoạt. Khi nguồn năng lượng trở nên phong phú thì chúng ta nắm bắt lấy và dự trữ đến khi cần thiết thì sử dụng để đảm bảo cho vòng tuần hoàn được quay đều trơn tru.
3. Nhận sản lượng
Công việc bạn đang làm phải luôn mang lại kết quả như là một phần thưởng xứng đáng cho bạn.
4. Tự điều chỉnh và chấp nhận hậu quả
Trong việc hoạt động của hệ sinh thái thì luôn có hoạt động dư thừa, không thích hợp, nên cần có sự ngăn chặn kịp thời khi có các hoạt động không phù hợp.
5. Sử dụng và coi trọng nguồn tài nguyên tái tạo
Sự cân bằng giữa con người và các sinh vật khác
Những nguồn dư thừa của hệ thống nên được sử dụng tốt nhất, thay thế tối đa cho các nguồn tài nguyên không tái tạo.
6. Không tạo ra chất thải
Không có hệ thống nào là không có chất thải nhưng bạn nên nhớ rằng chất thải cũng là một nguồn tài nguyên tái tạo được.
7. Thiết kế từ dạng mẫu xuống chi tiết
Quan sát các dạng mẫu trong tự nhiên và xã hội, từ đó tạo ra một dàn khung cho mô hình cần thiết kế sau đó tiến vào chi tiết.
8. Tích hợp thay vì cách ly
Cộng tác với thiên nhiên để mang lại những sản phẩm bền vững là điểm nổi bật của mô hình bền vững permaculture.
9. Áp dụng những giải pháp nhỏ và chậm
Quản lý những hệ thống nhỏ và chậm sẽ dễ dàng hơn, do đó giúp hệ thống sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn.
10. Sử dụng và coi trọng tính đa dạng
Sự đa dạng mang lại môi trường có nhiều ưu điểm hơn, tạo ra nhiều ưu thế cho hệ thống.
11. Sử dụng và coi trọng những vùng biên
Vùng biên là vùng sôi động nhất, chứa nhiều phần tử có giá trị và năng suất trong hệ thống.
12. Tích cực quan sát và thích ứng với những thay đổi
Chúng ta có thể can thiệp vào sự thay đổi bằng việc quan sát tích cực cẩn thận và đúng thời điểm.
Khi chúng ta tạo ra một mô hình nông nghiệp tự nhiên mới, bền vững như thế, chứng tỏ chúng ta đang rất quan tâm đến thiên nhiên, trái đất và đang dần dần khắc phục những hậu quả mà chúng ta gây ra và tiến tới một tương lai vững chắc hơn. Hãy theo dõi Kho Lạnh Nam Bắc thường xuyên để biết thêm những thống tin mới nhất.
Xem thêm: Cập nhật bảng giá cho thuê kho lạnh mới nhất 2020
Những điều cần chú ý khi sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản