Sau một thời gian sử dụng thì việc bảo dưỡng kho lạnh là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp kho lạnh hoạt động tốt liên tục và không gặp trục trặc hay sự cố hỏng trong quá trình vận hành. Với thiết bị nào cũng vậy chứ không phải chỉ kho lạnh nói riêng. Việc bảo dưỡng kho lạnh có thể do kỹ thuật viên vận hành xử lý hoặc do một công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa kho lạnh đảm nhiệm chỉ với mục đích mang lại năng suất tốt hơn. Nhưng những điểm cần chú ý khi bảo dưỡng kho lạnh là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời và có thêm thông tin hữu ích bạn nhé!
Các bộ phận cần chú ý khi bảo dưỡng kho lạnh
Mục lục
Đối với các loại thiết bị máy móc thì sau một thời gian hoạt động thì đều sẽ có thể gặp phải một số vấn đề mà nếu không khắc phục sẽ khiến cho chất lượng các điều kiện: nhiệt độ, độ ẩm, khả năng làm lạnh … không đảm bảo được tốt nhất. Do đó, sau một thời gian bảo quản sản phẩm thì cần bảo dưỡng kho lạnh để chắc chắn kho lạnh đang được duy trì ở tình trạng tốt nhất.
Bảo dưỡng bộ phận nén
Bộ phận này có vai trò quan trọng trong hệ thống kho lạnh bởi với những kho lạnh có kích thước lớn và công suất làm việc cao thì bộ phận này đóng vai trò chủ chốt. nếu nó hoạt động tốt thì hiệu quả bảo quản sản phẩm mới được đảm bảo. Thường sau 6 nghìn giờ làm việc hay khoảng 1 năm hoạt động thì cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng 1 lần.
Thiết bị ngưng tụ
Thiết bị ngưng tụ góp phần tao ra môi trường lý tưởng cho kho lạnh. Trong quá trình bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ thì cần phải trải qua các công việc như làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt, xả đ phần dầu tích tụ bên trong, chỉnh bơm cung quạt để thiết bị ngưng tụ, sau đó xả đi phần khí không được ngưng tụ ở bên trong thiết bị …
Bảo dưỡng phần thiết bị bay hơi
Phần thiết bị này thường xảy ra hiện tượng bám tuyết hay đóng tuyết. Hiện tượng này khiến cho hơi tỏa vào kho lạnh giảm đi khiến chất lượng bảo quản giảm và tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Nên khi bảo dưỡng cần kiểm tra thiết bị này. Các thao tác bảo dưỡng phần thiết bị bay hơi gồm có: xả băng phần dàn lạnh, rồi vệ sinh dàn lạnh, làm sạch phần trao đổi nhiệt và máng nước, sau đó kiểm tra độ chính xác của các thiết bị đo, điều khiển.
Một số bộ phận khác
Ngoài những phần thiết bị chủ chốt riêng, các kỹ thuật viên khi bảo dưỡng cần xem xét toàn diện các bộ phận khác nữa như tháp giải nhiệt, bơm, quạt hay van tiết lưu. Tất cả các bộ phận để tạo nên kho lạnh đều có liên hệ mật thiết với nhau, nên chúng ta cần bảo dưỡng toàn bộ, để sau khi bảo dưỡng 1 đợt sẽ đảm bảo sự hoạt động hiệu quả hơn về sau này. Lưu ý nữa là bảo dưỡng cần đúng thời gian để tiết kiệm chi phí sửa chữa về lâu dài.