Ngành thủy sản là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong GDP Việt Nam, trong những năm gần đây sản lượng thủy sản trong nước cũng như xuất khẩu tăng nhanh. Nhưng trong buổi phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra Chiến lược biển Việt Nam năm 2020 thì khai thác thủy sản ở nước ta cần có sự đột phá để phát triển hơn nữa.
Nghị định 67_ các chính sách phát triển thủy sản
Mục lục
Nghị định 67/2014 của chính phủ về mộ số chính sách phát triển thủy sản
Để tạo ra sự chuyển biến thì Nghị định 67 ra đời tuy không phải là chính sách đầu tiên về phát triển thủy hải sản nhưng đây là chính sách tập trung chủ yếu vào đánh bắt xa bờ, do đó đã thấy rõ tầm nhìn của Chính phủ trong việc khai thác thủy sản. Cụ thể điểm cốt yếu trong nghị định là đã có sự đồng bộ, đầy đủ trong các chính sách
Chính sách đầu tư
Khuyến khích ngư dân đóng tàu vỏ thép với công suất lớn, xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão,… Nhằm phục vụ tối đa cho việc đánh bắt xa bờ.
Cụ thể Ngân hàng trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư khi xây cảng cá loại I và khu neo đậu trú bão cấp vùng, hỗ trợ 90% cho các cảng cá loại II, khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh cho các vùng và địa phương chưa cân bằng được nguồn ngân sách
Chính sách tín dụng
Chính phủ hỗ trợ thời hạn vay lên đến 11 năm, tính từ năm thứ hai. Khuyến khích ngư dân đóng tàu với công suất trên 800CV bằng cách cho vay vốn ngân hàng tối đa là 95% trên tổng giá trị đóng tàu với lãi suất 7%/ năm và nhà nước sẽ bù 6% trong số lãi suất đó.
Chính sách ưu đãi thuế
Nhằm năng cao hiệu quả đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, Chính phủ miễn hàng loạt thứ thuế cho ngư dân như thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên khi khai thác thủy sản,…
Và một số chinh sách khác như miễn 100% phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới, 100% kinh phí hàng năm cho các thuyền viên làm việc trên tàu,…
Ứng dụng công nghệ 4.0
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào khai thác và nuôi trồng thủy sản
Thiết kế kho lạnh và những điều cần biết
Ngoài việc tác động về chiều rộng thì càng về sau Nhà nước lại càng chú trọng về chiều sâu khi áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ, góp phần giảm sát dịch bệnh, cải thiện chất lượng giống hướng nền nông nghiệp khai thác thủy sản theo hướng phát triển chiều sâu, bền vững.
Mở rộng hợp tác với các quốc gia có sự ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu nhằm học hỏi kinh nghiệm, giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ 4.0 sẽ có rất nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Ví dụ như biến đổi khí hậu khi máy móc ở nước ngoài những quốc gia ôn đới lạnh khi về Việt Nam với sự biến nhiệt lớn hư hỏng là điều khó có thể không xảy ra. Hay như công tác xử lý chất thải ở Việt Nam còn khá là hạn chế dẫn đến ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.
Nhưng không phải vì thế mà ngành thủy sản chùng bước bởi ngành có khả năng mang lại hơn một triệu việc làm cho lao động Việt Nam, chiếm tới 60% sản lượng thủy sản toàn quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu kĩ cải tiến các công nghệ, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các sáng chế kĩ thuật, tăng cường truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chưa tốt,… là công việc cần thiết của các cấp các ngành nông nghiệp.
Qua từng giai đoạn phát triển ngành khai thác thủy sản ở Việt Nam đã cho thấy sự tiến bộ, sự chuyển mình vượt bậc dựa vào các chính sách ngày càng phù hợp với tình hình trong nước và tình hình quốc tế chứng tỏ tầm nhìn dài hạn và sâu rộng của Nhà nước.
Tìm hiểu về kho lạnh bảo quản thủy sản