Ngành thủy sản được coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính vì thế, một trong những quan điểm của Chính phủ trong phát triển thủy sản là làm nó trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu, uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong việc hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và thế giới. Trong bài viết này, Kho Lạnh Nam Bắc xin được giới thiệu đến các bạn một vài chính sách, chủ trương nổi bật của chính phủ trong phát triển ngành thủy sản nước nhà.
1. Chính sách đầu tư
Mục lục
Nhà nước đầu tư vốn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng kết hợp giữa trung ương và địa phương. Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại I, đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển…
Hỗ trợ kinh phí hạ tầng
2. Chính sách tín dụng
Ngân hàng Nhà nước cho vay vốn tín dụng cho các dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hoàn chỉnh các trại giống, các cơ sở sản xuất cá thịt, sản xuất các thuỷ sản xuất khẩu, xây dựng cơ sở chế biến thức ăn cho cá, sản xuất các công cụ chuyên dùng cho nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Các dự án vay vốn phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế. Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm (đóng tàu vỏ thép).
Cho chủ tàu tiếp cận với vay vốn ngân hàng
3. Chính sách bảo hiểm
Nhà nước hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên…
Nhiều chính sách bảo hiểm cho tàu thuyền đánh bắt
4. Chính sách ưu đãi thuế
Để khuyến khích nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ và đảm bảo thu nhập hợp lý. Nhà nước đã có nhiều chính sách về thuế hướng đến lợi ích của nhân dân. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá…
Miễn nhiều thứ thuế cho ngư dân
5. Hỗ trợ kinh phí đào tạo
Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. Ngoài ra, tăng cường giáo dục để xóa bỏ tập quán lạc hậu của nền kinh tế tự nhiên còn rơi rớt trong nhân dân coi cá, tôm là của chung, đánh bắt mà không bảo vệ.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo
Thiết kế kho lạnh và cách sử dụng hiệu quả nhất
6. Hỗ trợ chi phí vận chuyển
Hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác xa bờ về đất liền cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên: Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV đến 800CV; từ 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên; hỗ trợ tối đa 10 chuyến biển/năm.
Hỗ trợ chi phí vận chuyển
Những lợi ích của kho lạnh vacxin trong y học
Trên đây là những chính sách mà Nhà nước dành cho nghề đánh bắt thủy sản của nước ta. Lượng thủy sản đánh bắt mỗi năm đều đạt mức ở số lượng lớn đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu cho cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, việc bảo quản thủy sản rất cần thiết và hợp lý. Kho lạnh là lựa chọn tối ưu để có thể đảm bảo thủy sản luôn tươi, ngon và giữ được chất dinh dưỡng. Nếu có nhu cầu lắp đặt kho lạnh, hãy nhanh tay liên hệ tới Kho lạnh Nam Bắc để được tư vấn, thiết kế, lắp đặt kho lạnh tận tình, cụ thể.
Xem thêm: Những chú ý khi sử dụng kho lạnh bảo quản thủy sản