Kho lạnh hiện nay đang được xem là phương pháp bảo quản thực phẩm tốt nhất, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên để vận hành sao cho mang lại hiệu quả, vừa an toàn, vừa tiết kiệm thì không phải công ty nào lắp đặt rồi hay sử dụng cũng biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về quy trình cũng như các bước vận hành hệ thống kho lạnh. Cùng theo dõi để viết thêm thông tin hữu ích.
Sự đa dạng của cách thức vận hành
Mục lục
Có nhiều loại kho lạnh khác nhau, được phân chia thày các nhóm như: Freon, amoniac, máy cấp một, cấp 2, máy lắp ráp liên hoàn nhiều máy, máy lắp độc lập …Mỗi hệ thống lại có công suất khác nhau rồi khác nhau cả về đường ống, số lượng van …từ đó nên cách thức vận hành sẽ khác nhau.
Tuy nhiên sẽ có một số quy tắc chung như: Những hệ thống sử dụng cùng cấp số nén và cùng môi chất lạnh thì cách thức vận hành tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở việc lắp đặt là độc lập hay là liên hoàn nhiều máy. Chính vì thế, chúng ta cần hiểu rõ các điểm của từng loại hệ thống để vận hành cho phù hợp.
Những bước chung cho việc vận hành hệ thống kho lạnh
Bất kể vận hành một hệ thống gì thì người kỹ thuật viên cũng nên nắm được những thông tin cơ bản sau đây. Nếu hệ thống kho lạnh vận hành lần đầu thì kỹ thuật viên cần phải tìm hiểu để hiểu rõ được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động, các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất từ đó việc vận hành sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Học hỏi từ đơn vị lắp đặt để nâng cao tay nghề, cũng như cách thức vận hành cho trơn tru. Ngoài ra cần tìm hiểu thêm về quy tắc an toàn, hoặc xử lý các tình huống bất thường xảy ra.
Nếu hệ thống bạn được kiêm nhiệm vừa sửa chữa lại thì tốt nhất hãy đề xuất những kỹ thuật có tay nghề cao, am hiểu hơn cùng tham gia vào với mình để giải quyết được các tình huống chẳng may xảy ra sau khi được sử chữa thay thế.
Còn nếu hệ thống đã được khởi chạy vận hành trơn tru một thời gian, bạn chỉ cần kiểm tra hay theo dõi thì việc này cũng đơn giản mà thôi, chỉ cần kỹ thuật viên cẩn thận theo dõi liên tục để chắc chắn rằng không có vấn đề gì xảy ra trong quá trình hoạt động là được. Khi thấy có sự cố bất thường, cần báo với kỹ thuật viên có tay nghề cao hơn và các thiết bị thay thế cần được chuẩn bị sẵn để khi có sai sót có thể xử lý ngay tránh làm ảnh hưởng tới những bộ phận khác có liên quan.
Nên xem xét, bảo trì bảo dưỡng định kỳ trong suốt quá trình vận hành
Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp tầm kiểm soát được các sự cố có thể xảy ra trong thời gian tới. Việc này cũng góp phần tiết kiệm chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng hệ thống.