Ngành thủy sản đang là một trong những ngành mũi nhọn ở Việt Nam hiện nay, do đó chính phủ ngày càng có nhiều chính sách chú trọng phát triển thủy sản nhằm gia tăng sức mạnh ngành kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam.
Điển hình là các Nghị định của chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Trong nghị định này chính phủ quy định về chính sách đầu tư, chính sách bảo hiểm, thuế và một số chính sách khác nhằm mục tiêu trước mắt là phát triển ngành thủy sản của nước ta.
Chính sách đầu tư
Các hạng mục hạ tầng được Chính phủ quan tâm hỗ trợ đầu tư
Các hạng mục hạ tầng cần thiết như cảng cá, khu neo đậu tránh bão, chắn cát, công trình neo buộc tàu, hệ thống đèn tín hiệu,… Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực như Ngân sách trung ương sẽ đầu tư 100% kinh phí xây dựng cho các cảng cá loại I và khu neo đậu trú bão cấp vùng. Đồng thời hỗ trợ đến 90% cho cảng cá loại II và khu neo đậu trú bão cấp tỉnh cho các vùng địa phương chưa tự cân bằng được ngân sách.
Ngoài ra, các dự án nuôi trông thủy sản, các hệ thống cấp thoát nước,hệ thống điện, các trung tâm giống thủy sản quốc gia hay các trung tâm giống thủy sản cấp vùng, cấp tỉnh do Bộ, ngành trung ương quản lý sẽ được Chính phủ đầu tư 100% kinh phí xây dựng.
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng mở ra cho ngư dân nhiều cơ hội hơn
Phải làm sao để lựa chọn dịch vụ cho thuê kho lạnh tại Hà Nội tốt nhất?
Đóng tàu mới, nâng cấp tàu cũ để ngư dân an tâm ra khơi bám biển Chính phủ đã đưa ra những chính sách ưu đãi hấp dẫn như đối với đóng tàu mới vỏ thép là tàu dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ thì chủ tàu được vay vốn 95% số vốn cần thiết để đóng tàu, với mức lãi suất 7%/ năm, trong đó 1% là của chủ tàu trả và 6% còn lại là ngân sách nhà nước bù vào. Hay đóng tàu phục vụ khai thác, bao gồm các thiết bị bảo quản hải sản, ngư lưới cụ,… thì tàu với công suất 400CV đến 800 CV, ngư dân sẽ được vay vốn ngân hàng lên đến 90% tổng giá trị đầu tư đóng tàu với lãi suất 7%/ năm, trong đó 2% lãi suất là do chủ tàu chi trả còn lại là do ngân sách nhà nước cấp.
Chính sách còn quy định thời hạn vay là 11 năm và lãi được tính từ năm thứ hai kể từ thời điểm vay vốn.
Khi xảy ra rủi ro không đáng có trong trường hợp tàu vẫn có thể sửa chữa được và hoạt dộng khai thác thì công ty bảo hiểm chịu toàn bộ chi phí sửa tàu, còn đối với ngân hàng thương mại cho vay sẽ thự chiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trong thời gain sửa chữa.
Chính sách bảo hiểm
Hàng năm ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% chi phí mua bảo hiểm cho tai nạn trên tàu cho mỗi thuyền viên. 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có công suất máy chính là từ 90CV đến 400CV và 90% cho máy chính có công suất 400CV trở lên.
Chính sách ưu đãi thuế
Thuế tài nguyên được miễn cho ngư dân khi khai thác thủy, hải sản
Có thể bạn chưa biết: Dịch vụ sửa kho lạnh uy tín nhất Hà Nội
Thuế sẽ được miễn trong có trường hợp sau:
- Thuế tài nguyên khi khai thác thủy, hải sản.
- Thuế môn bài với các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
- Thuế giá trị gia tăng khi sản phẩm thủy sản, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.
- Thuế giá trị gia tăng đối với bảo hiểm tàu thuyền trang thiết bị, các dụng cụ trực tiếp khai thác.
- Thuế thu nhập cá nhân khi là hộ gia đình, các nhân trực tiếp khai thác.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện trong nước chưa sản xuất để đóng mới tàu.
Bên cạnh đó, trong chính sách phát triển thủy sản lần này có sự phối hợp nhịp nhàng cùng thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính và Bộ kế hoạch và đầu tư chắc chắn sẽ mang đến nhưng bước tiến tích cực cho ngàng thủy sản Việt Nam cả trong ngắn, trung và dài hạn.
Xem thêm: Những yêu cầu khi sử dụng kho lạnh bảo quản thủy sản